NỘI DUNG CHÍNH
Quy trình kiểm soát các công việc nghiêm ngặt.
1. Mục đích:
Thủ tục này là Quy trình kiểm soát các công việc nghiêm ngặt về Sức khỏe – An toàn – Môi trường (HSE) tại công ty ABCD.
2. Phạm vi:
2.1. Giấy phép làm việc được áp dụng cho:
Tất cả các nhà thầu bên ngoài và nhân viên công ty ABCD tuân thủ Quy trình kiểm soát các công việc nghiêm ngặt
bao gồm:
– Công việc trong không gian hạn chế.
– Công việc trên cao
– Công việc phát sinh nhiệt (hàn, mài, cắt,…)
– Công việc nâng hạ (cần trục, cẩu,…)
2.2. Việc quản lý và đào tạo được áp dụng cho các nhà thầu:
– Dịch vụ vận chuyển (xe container ra vào, xe tải hoặc xe cẩu thuê, xê nâng hạ)
– Dịch vụ vệ sinh (thu gom chất thải, bảo trì xe nâng)
– Dịch vụ canteen, nhà ăn
– Dịch vụ diệt côn trùng
– Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng
3. Chữ viết tắt trong quy trình kiểm soát các công việc nghiêm ngặt
PPE: Phương tiện bảo vệ cá nhân.
HSE: Sức khỏe – An toàn – Môi trường.
4. Định nghĩa:
- Đối tượng bên ngoài: Đơn vị hoặc cá nhân đến làm việc tại công ty ABCD bao gồm nhà thầu, nhà cung cấp, khách.
- Nhà thầu: Những người không thuộc công ty ABCD vào làm việc trong khuôn viên của Công ty với sự hướng dẫn của nhân viên công ty ABCD để thực hiện các dự án cho Công ty.
- Nhà cung cấp: Những người không thuộc công ty ABCD vào làm việc trong khuôn viên Công ty dưới dạng cung cấp hàng hóa, dịch vụ.
- Khách: Những người không thuộc công ty ABCD vào làm việc trong khuôn viên của công ty dưới sự hướng dẫn của nhân viên công ty ABCD mà không thuộc hai nhóm đối tượng trên (Khách hàng, chính quyền địa phương, Công an, Người đến phỏng vấn xin việc…).
- Công việc phát sinh nhiệt: Là các hoạt động gây lửa, tia lửa hoặc các năng lượng sinh nhiệt mà có thể sinh ra cháy. Các hoạt động bao gồm hàn, cắt, mài và sử dụng thiết bị có thể phát sinh nhiệt trong khu vực có chất rắn/lỏng/khí dễ cháy.
- Công việc trong không gian hạn chế: Là không gian kín hoàn toàn hoặc kín một phần mà nơi đó không đảm bảo oxy hoặc có các mối nguy/nguồn khí độc hoặc các mối nguy khác,…
- Công việc trên cao: Công việc được thực hiện ở trên độ cao mà có thể gây mất an toàn khi hoạt động (Làm việc, di chuyển). Theo quy định chung trên 1,8m.
- Giấy phép làm việc: Là giấy cho phép công việc có mối nguy tiềm ẩn được thực hiện tại một thời điểm cụ thể trong một điều kiện cụ thể.
- Người xin phép: Là đại diện nhà thầu hoặc quản lý công việc được thực hiện trong nhà máy, mô tả rõ nơi thực hiện công việc, thiết bị sử dụng, mối nguy hiện tại, biện pháp an toàn để kiểm soát mối nguy và sử dụng PPE.
- Người thực hiện công việc: Là người quản lý, giám sát trực tiếp công việc của nhân viên mình.
- Người giám sát an toàn (Người giữ giấy phép): Là người của công ty ABCD được phân công giám sát để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng yêu cầu trong giấy phép làm việc và đảm bảo an toàn.
5. Tài liệu tham khảo:
- Điều khoản 4.4.6, ISO 14001
- Điều khoản 4.4.6, ISO 18001
- Luật định liên quan.
6. Nội dung:
6.1. Quản lý các đối tượng bên ngoài.
– Lực lượng bảo vệ chịu trách nhiệm hướng dẫn các nhà thầu, nhà cung cấp đọc bảng thông báo về các yêu cầu an toàn, môi trường khi làm việc trong phạm vi công ty ABCD (Bảng thông báo được đặt tại mỗi cổng bảo vệ).
– Nhân viên/Bộ phận nào trong Công ty làm việc trực tiếp với đối tượng bên ngoài thì chịu trách nhiệm hướng dẫn họ về thủ tục quản lý và cấp phép làm việc đảm bảo tuân thủ Nội quy an toàn, môi trường cũng như nội quy lao động của công ty ABCD cho đối tượng đó trong suốt thời gian làm việc tại Công ty.
– Khách hàng và nhà cung cấp:
- Mang thẻ khách (Thẻ Visitor) trong suốt quá trình làm việc tại công ty ABCD
- Mặc đồng phục/quần áo Bảo hộ lao động của tổ chức nơi khách/nhà thầu/ nhà cung cấp làm việc (nếu có)
– Nhà thầu:
- Mang thẻ nhà thầu (Thẻ contractor) trong suốt quá trình làm việc tại công ty ABCD
- Mặc đồng phục/quần áo Bảo hộ lao động của tổ chức nơi khách/nha thầu/ nhà cung cấp làm việc (nếu có)
- Trình danh sách nhân viên nhà thầu sẽ được vào làm việc trong Công ty cho nhóm HSE có xác nhận được huấn luyện an toàn và tiến hành xin cấp phép làm việc.
– Bộ phận bảo vệ chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo các đối tượng bên ngoài vào làm việc tại công ty thực hiện theo đúng các quy định trong thủ tục này.
– Nhân viên nhà thầu phải được HSE của Nhà máy huấn luyện thủ tục an toàn và nội quy Công ty trước khi được cấp phép làm việc.
– Khi đối tượng bên ngoài ra và vào Công ty, mọi thủ tục giấy tờ ra vào cổng sẽ được thực hiện theo đúng thủ tục an ninh của Công ty.
– Máy móc thiết bị do nhà thầu đưa vào Công ty phải được bảo trì và HSE xưởng kiểm tra, đảm bảo tính năng an toàn và được cho phép mới sử dụng.
– Đăng ký làm việc ngoài giờ: các đối tượng bên ngoài có nhu cầu làm việc ngoài giờ tại Công ty để đáp ứng tiến độ công việc cần liên hệ với quản lý HSE để xem xét và cấp giấy phép công tác trước 24h. Và trong trường hợp này HSE xưởng phải thông báo cho bộ phận CSR nắm thông tin về các trường hợp làm ngoài giờ nay,
6.2 Cấp giấy phép làm việc
6.2.1. Lập kế hoạch / phương án: Trước khi các nhà thầu hoặc bộ phận nội bộ thực hiện các công việ có yêu cầu nghiêm ngặt thì người chiệu trách nhiệm của dự án/ công việc đó phải lập kế hoạch/ phương án cụ thể và liên hệ với Phụ trách HSE của khu vực phát sinh công công việc để xin giấy phép làm việc BM-01-ABC-B-7-27

Phương án/ kế hoạch phải nêu rõ tiến độ thi công/ thực hiện, nguồn lực, các ứng phó khi có sự cố hay thay đổi, các biện pháp và hỗ trọ (nếu có)
6.2.2. Đăng ký xin giấy phép làm việc: đăng ký xin cấp phép làm việc sau khi chuẩn bị phương án/ kế hoạch đáp ứng các yêu cầu công việc. Phụ trách an toàn (HSE) tại khu vực đó sẽ kết hợp với các Bộ phận liên quan kiểm tra và hướng dẫn điền vào giấy phép trước khi gửi đến Bộ phận duyệt cấp phép.
6.2.3. Kiểm tra duyệt cấp phép: Nhân viên HSE khu vực, Quản lý khu vực có phát sinh hoạt động, Bộ phận Bảo trì và bộ phận CSR kiểm tra các nội dung an toàn và xác nhận vào giấy phép. Trong quá trình xem xét ký duyệt nếu không phù hợp sẽ hủy bỏ việc cấp phép hoặc yêu cầu nơi đề nghị cấp phép bổ sung/ điều chỉnh cho phù hợp trước khi ký duyệt cấp phép.
Phụ trách an toàn (HSE) tại khu vực:
- Xác nhận những nội dung an toàn chung và các quy định an toàn cần thiết thực hiện những quy định/ hướng dẫn, bảo hộ lao động.
Bộ phận bảo trì:
- Kiểm tra và xác nhận công việc được cấp phép không gây tác hại đến hệ thống kết cấu nhà xưởng, hệ thống điện, nước, …
- Hỗ trọ cho người thực hiện công việc được cấp phép về hệ thống của Nhà máy.
Bộ phận HSE:
- Kiểm tra và xác nhận những nội dung an toàn chung và các quy định an toàn cần thực hiện cũng như vấn đề về bảo hộ lao động, đào tạo đầy đủ khu thực hiện công việc.
Quản lý khu vực:
- Xác nhận công việc được cấp phép không gây tác hại đến hoạt động của Bộ phận mình tại khu vực thi công.
- Hỗ trợ thực hiện công việc, giám sát, báo cáo khi công việc thực hiện không tuân thủ theo giấy phép và phương án
6.2.4. Đào tạo an toàn: Nhà thầu/ nhân viên Công ty ABCD làm việc tại nhà máy, kho hàng phải được thông báo và được huấn luyện các vấn đề về an toàn trước khi làm việc với các thông tin được phổ biến như sau:
- Quy định an toàn sức khỏe môi trường tại khu vực liên quan công việc thực hiện.
- Các cảnh báo, mối nguy trong quá trình thực hiện hoặc di chuyển.
- Tuân thủ việc trang bị bào hộ lao động (PPE) trong quá trình làm việc.
- Đăng ký, kiểm soát các thiết bị, dụng cụ kèm theo.
6.3. Giám sát an toàn:
Quản lý HSE tại khu vực cử người thực hiện giám sat an toàn có chuyên môn để đảm bảo công việc thực hiện an toàn như giấy phép và phương án đã đăng ký.
Hủy bỏ hoặc dừng công việc. Trường hợp nếu phát hiện bất kỳ điểm không phù hợp trong tiến hành công việc thì phụ trách HSE/ giám sát an toàn có thể cho dừng công việc và báo cáo lên cấp trên.
6.3.1. Bàn giao/ gia hạn thời gian: thời gian làm việc trong giấy phép đã được phê duyệt
- Nếu phát sinh hoặc công việc vượt thời gian cho phép thì người phụ trách công việc được cấp phép phải báo cáo cho giám sát an toàn/ phụ trách HSE và quản lý khu vực đó với sự xác nhận khu vực làm việc đã được kiểm tra theo các điều kiện mới (nếu có)
- Nếu công việc dừng khi chưa hoàn thành hoặc dừng vào cuối ngày làm việc, giấy phép làm việc phải được ký đóng và lưu hồ sơ. Phụ trách công việc của nhà thầu/ Công ty ABCD cần có mặt tại nơi thực hiện công việc để bàn giao trước và sau công việc với Bộ phận
- Giấy phép làm việc cho hôm sau sẽ không được ban hành nếu giấy phép làm việc của ngày hôm trước không được mở lại
- Giấy phép làm việc và đánh giá mối nguy phải được thực hiện cho công việc nghiêm ngặt an toàn và phải để ở ngay vị trí đang thực hiện công việc. Giấy phép làm việc phải được kí, kiểm tra vệ sinh và an toàn trước khi kết thúc công việc.
6.3.2. Kiểm tra ngẫu nhiên:
- Bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra giấy phép làm việc của nhà thầu, đảm bảo tất cả nhà thầu phải có giấy phép làm việc trước khi bào thực hiện công việc trong nhà máy, kho hàng
- Phưụ trách HSE khu vực có trách nhiệm kiểm tra đảm bảo các công việc kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn phải có giấy phép làm việc và thực hiện đúng nội dung của giấy phép yêu cầu.
6.4. Kiểm tra nghiệm thu:
Khi công việc kết thúc, người phụ trách thực hiện công việc phải báo cáo cho Giám sát an toàn để tiến hành kiểm tra nghiệm thu. Nội dung nghiệm thu sẽ dựa vào phương án, đánh giá kết quả thực hiện và phải được các Bộ phận liên quan xác nhận, đánh giá trước khi hoàn thành công việc. Nếu không đạt sẽ tiến hành xem xét xử lý theo phiếu khắc phục phòng ngừa. Phụ trách an toàn phải xem xét nhận diện mối nguy phát sinh và xem xét để khắc phục (nếu có) trước khi đưa vào sử dụng/hoạt động trở lại.
7. Hồ sơ:
STT | Tên hồ sơ | Mã số | Người lưu trữ | Thời gian lưu trữ |
1 | Giấy phép làm việc | BM-01-ABC-B-7-27 | HSE | 1-3 năm |
2 | Danh sách đào tạo | BM-04-ABC-B-2-1 | HSE | 1-3 năm |
3 | Phương án thi công | BM-01-ABC-7-25 | HSE | 1-3 năm |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.